Khi người thân lớn tuổi bắt đầu có những thay đổi về thể chất và tinh thần, môi trường sống trở nên cực kỳ quan trọng. Sắp xếp nhà cửa cho người già không chỉ mang lại sự tiện nghi, an toàn mà còn giúp họ cảm thấy yên tâm, thoải mái và dễ thích nghi với cuộc sống hàng ngày. Cùng Viện dưỡng lão Thanh Xuân tìm hiểu những nguyên tắc, lưu ý và hướng dẫn cụ thể giúp bạn cải thiện không gian sống cho người cao tuổi trong gia đình trong bài viết sau nhé!
1. Vì sao cần sắp xếp nhà cửa phù hợp cho người già?
Khi về già, khả năng vận động, thị lực, thính giác và trí nhớ của người lớn tuổi thường suy giảm. Một ngôi nhà được bố trí không hợp lý có thể gây nguy hiểm như trượt ngã, va chạm hoặc làm họ gặp khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Do đó, sắp xếp nhà cửa cho người già là một trong những bước quan trọng để đảm bảo an toàn, tăng tính độc lập và cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ.
Ngoài ra, một không gian sống gọn gàng, thân thiện còn góp phần ổn định tinh thần, giảm căng thẳng và giúp người cao tuổi cảm thấy được quan tâm, chăm sóc đúng cách.
2. Nguyên tắc khi sắp xếp nhà cửa cho người già
Đảm bảo an toàn tuyệt đối
Tiêu chí an toàn luôn đặt lên hàng đầu. Người già dễ té ngã do khả năng giữ thăng bằng kém hoặc do sàn trơn trượt. Vì vậy, bạn và gia đình cần:
- Loại bỏ các vật dụng có thể gây vướng như thảm trơn, dây điện lòng thòng.
- Sử dụng tay vịn dọc cầu thang, nhà tắm, lối đi.
- Chọn sàn nhà chống trượt hoặc trải thảm chống trơn.
- Đảm bảo ánh sáng đầy đủ, đặc biệt là ở khu vực hành lang, cầu thang, nhà vệ sinh.
Tối giản không gian
Khi sắp xếp nhà cửa cho người già, nên hạn chế vật dụng không cần thiết để tạo không gian rộng rãi, dễ di chuyển. Nên chọn đồ nội thất nên chọn loại có thiết kế đơn giản, chiều cao phù hợp và dễ sử dụng.
Ngoài ra, những đồ đạc không thường dùng đến thì bạn có thể cất gọn hoặc thanh lý cho sạch và gọn không gian sống.
Sắp xếp hợp lý theo thói quen sinh hoạt
Trước khi sắp xếp nhà cửa cho người cao tuổi, bạn và gia đình cần tìm hiểu thói quen sinh hoạt của người thân để bố trí các vật dụng tiện lợi, dễ với tới. Ví dụ như:
- Đặt đồ dùng cá nhân trong tầm tay.
- Đặt điện thoại, điều khiển, đèn ngủ cạnh giường.
- Treo quần áo ở độ cao vừa phải, dễ lấy,…
Việc bố trí thuận tiện giúp người cao tuổi cảm thấy thoải mái và tự tin hơn khi sinh hoạt độc lập.
3. Gợi ý sắp xếp nhà cửa cho người già theo từng khu vực
Phòng ngủ
Phòng ngủ nên đặt ở tầng trệt (nếu nhà nhiều tầng) để hạn chế di chuyển cầu thang. Giường nên có chiều cao vừa phải, không quá thấp hoặc quá cao. Nên đặt thêm đèn ngủ có công tắc gần giường để tiện thao tác vào ban đêm.
Tủ quần áo nên chọn loại mở dễ dàng, không dùng tay nắm phức tạp. Sàn phòng ngủ nên được trải thảm chống trượt hoặc lót vật liệu không trơn.
Nhà vệ sinh và phòng tắm
Đây là nơi dễ xảy ra tai nạn nhất đối với người cao tuổi. Khi sắp xếp nhà cửa cho người già, cần đặc biệt chú trọng khu vực này:
- Gắn tay vịn 2 bên bồn cầu và bên trong khu vực tắm.
- Lắp đặt ghế ngồi tắm nếu người lớn tuổi khó đứng lâu.
- Sử dụng thảm chống trơn trong và ngoài khu vực tắm.
- Đảm bảo nước nóng/lạnh được điều chỉnh dễ dàng.
Phòng khách và khu vực sinh hoạt chung
Bố trí ghế ngồi chắc chắn, có tay vịn để người già dễ đứng lên, ngồi xuống. Bàn và ghế ngồi không nên có cạnh sắc nhọn. Khu vực sinh hoạt nên có ánh sáng tự nhiên và đèn chiếu sáng hợp lý vào ban đêm.
Nếu người lớn tuổi thường xuyên sử dụng tivi, hãy đảm bảo điều khiển hoạt động tốt, âm lượng dễ điều chỉnh và màn hình đặt ở vị trí phù hợp với tầm mắt.
4. Trang trí không gian theo sở thích người già
Khi sắp xếp nhà cửa cho người già, đừng quên yếu tố tinh thần. Trang trí không gian với những vật dụng gợi nhớ kỷ niệm như ảnh gia đình, đồ lưu niệm, sách yêu thích… sẽ giúp người cao tuổi cảm thấy ấm áp, gần gũi và được quan tâm.
Bạn có thể thêm cây xanh trong nhà để mang lại cảm giác thư giãn, hoặc bố trí góc đọc sách nhỏ để người lớn tuổi giải trí nhẹ nhàng mỗi ngày.
5. Các thiết bị hỗ trợ nên có trong nhà
Để hỗ trợ sinh hoạt an toàn và thuận tiện hơn cho người cao tuổi, có thể trang bị thêm:
- Đèn cảm biến tự động ở hành lang, nhà vệ sinh.
- Thiết bị báo động khẩn cấp khi có sự cố.
- Đồng hồ báo thuốc, báo giờ ngủ, nhắc lịch tái khám.
- Ghế massage hoặc máy tập thể dục nhẹ,…
Những thiết bị này không chỉ giúp người già chủ động hơn mà còn hỗ trợ người thân theo dõi sức khỏe và sinh hoạt từ xa.
Sắp xếp nhà cửa cho người già là việc làm thiết thực và thể hiện tình cảm, sự quan tâm sâu sắc của con cháu dành cho ông bà, cha mẹ. Một môi trường sống an toàn, thuận tiện và ấm cúng sẽ giúp người cao tuổi cảm thấy hạnh phúc hơn, giảm bớt gánh nặng tinh thần và sống vui khỏe mỗi ngày.